Biểu tượng Ánh_sáng

Ánh sáng (được chụp trong cầu vồng)

Ánh sáng được liên hệ với bóng tối, để tượng trưng cho những giá trị bổ sung hoặc thay phiên nhau trong một quá trình biến đổi. Quy luật này được xác minh trong những hình ảnh của Trung Hoa cổ xưa, cũng như của nhiều nền văn minh khác. Ý nghĩa của nó là, cũng như trong đời người ở mọi cấp độ, một thời đại đen tối sẽ được nối tiếp, trên mọi bình diện vũ trụ, bằng một thời đại sáng láng, trong sạch được phục hưng. Ý nghĩa của biểu trưng thoát ra khỏi bóng tối ấy được lập lại trong các nghi thức thụ pháp, cũng như trong các huyền thoại về cái chết, về tấn kịch sinh trưởng của thực vật (hạt giống được vùi, bóng tối mà từ đó thoát ra một cây mới, một tín đồ mới) hoặc trong quan niệm về các chu kỳ lịch sử. Thời đại đen tối Kali - Yuga, sẽ được tiếp nối sau một cuộc tiêu vong vũ trụ (mahâpralaya) bằng một thời đại mới được phục hưng. Mircea Eliade đã kết luận một cách sâu sắc rằng chính vì vậy mà ta có thể tăng giá trị cho các thời đại tăm tối, các thời đại suy thoái và tan rã: chúng thu nhận được một ý nghĩa siêu lịch sử, tuy rằng chính trong những thời điểm như vậy mà lịch sử tự phô bày một cách đầy đủ nhất, vì khi ấy các thế cân bằng trở nên bấp bênh, còn tự do thì được khích lệ do tình trạng suy sụp của mọi luật lệ va mọi khuôn khổ đã trở thành cổ lỗ.

Những thành ngữ như "ánh sáng thần thánh" hoặc "ánh sáng tinh thần" cho thấy một nội hàm biểu trưng rất phong phú ở Viễn Đông. Ánh sáng là nhận thức: ở Trung Quốc chữ ming (minh) cũng có nghĩa kép, tổng hợp ánh sáng của Mặt Trời và Mặt Trăng; đối với những người theo đạo PhậtTrung Quốc, minh có nghĩa là giác ngộ; trong đạo Hồi, En - nûr, ánh sáng, về thực chất đống nhất với; Er - Rûh, Trí tuệ.Sự tòa rạng của ánh sán (Aor) từ điểm nguyên khởi đẻ ra không gianthời gian, theo thuyết Kabbale. Đây là một lối diễn giải tượng trưng cho mệnh đề Fiat lux trong sách Sáng Thế. Cuộc sáng thế ở đây cũng là sự tỏa sáng, sự sắp đặc cái hỗn mang bằng những dao động, như Guénon viết: về mặt này chính lý thuyết vật lý về ánh sáng xem ra cũng có tính tượng trưng. Theo thánh Jean (1, 9), ánh sáng nguyên khởi đồng nhất với lời chúa; đây là cách biểu đạt sự tỏa sáng của Mặt Trời tinh thần là trái tim đích thực của thế gian.

Trong sách Sáng Thế, cúng như ở Ấn Độ và Trung Quốc, hoạt động tạo dựng vũ trụ là tách biệt bóng tối và ánh sáng, khởi thủy lẫn lộn. Việc trở về cội nguồn như vậy có thể được biểu đạt bằng khắc phục tính nhị nguyên, lập lại tính đơn nhất đầu tiên: Hãy theo tôi, Trang Tử viết (Chương II), sang phía bên kia hai căn nguyên (ánh sáng và bóng tối) đến cái đơn nhất. Theo cách nhìn của người thường, sư tổ Huệ Năng dạy, giác ngộvô minh (ánh sáng và bóng tối) là hai sự vật khác nhau. Các bậc hiền nhân do thực hiện được đến cùng bản nhiên của mình nên biết rằng chúng cùng một bản chất.

Ai Cập thần Seth tượng trưng cho ánh sáng của bóng tối, hung ác và đáng sợ, còn thần Anubis tượng trưng cho ánh sáng làm sống động, thuận lợi và gây hứng khởi, từ ánh sáng ấy vũ trụ đã xuất hiện và cũng ánh sáng ấy dẫn linh hồn sang thế giới bên kia. Ánh sáng tượng trưng cho thế lực cho ta và lấy đi của ta sự sống; ánh sáng thế nào, cuộc đời thế ấy. Bản chất và trình độ cuộc sống phụ thuộc vào ánh sáng tiếp nhận được.

Các nhà tâm lý và các nhà phân tích đã nhận thấy những hình ảnh sáng láng gắn liền với những vận động đi lên kem theo là cảm giác sảng khoái, còn những cận động đi xuống, thì có những hình ảnh đen tối gắn với chúng, kèm theo là một cảm giác sợ hãi. Các nhận xét này khẳn định rằng ánh sáng tượng trưng cho sự phát triển của con người băng việc nâng mình lên - con người tìm thấy sự hài hòa ở các điểm cao - còn bóng tối, cái đen thì tượng trưng cho sự trâm uất và lo sợ.

Trong đạo Hồi, ánh sáng trước hết là biểu tượng của thánh thần. Kinh Koran tuyên bố: "Chúa là ánh sáng của trời và đất. Ánh sáng của ngài như là một cái hốc ở tường trong đó có một ngọn đèn; còn ngọn đèn ở trong một thông phong, còn thông phong thì tựa như một vì sao sáng. Đèn được thấp bằng dầu của một cây đã được ban phép lành, một cây olive không của phương Đông mà cũng chẳng phải phương Tây..."

Ý nghĩa tượng trưng của ánh sáng phát sinh từ chiêm ngưỡng thiên nhiên. Ba Tư, Ai Cập, tất cả các nền thần thoại đều gán cho thần thánh một bản chất sáng láng. Toàn bộ nền văn minh cổ đại thừa nhận điều này: Platon, những người theo học thuyết khắc kỷ, những người thuộc trường phái Alexandrie và cả những người theo thuyết ngộ đạo. Thánh Augustin hẳn đã truyền lại những ảnh hưởng của phái Tân Platon về vẻ đẹp của ánh sáng. Kinh thánh cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của ánh sáng. "người ta cũng chả gọi lời Chúa là Iumen de Iumine sao? (ibid. 159). Ánh sáng đó là Chúa trời (xem toàn bộ bức thư thứ nhất của thánh Jean)."